Tranh luận về ý thức hệ ở Trung Quốc

Công cuộc đổi mới của Trung Quốc từ mấy chục năm nay đã đem lại nhiều kết quả khả quan, làm thay đổi rõ rệt vị thế của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế. Không ai có thể phủ nhận những thành tựu đó. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những điều mà chính người Trung Quốc chưa hài lòng. Đó là sự phân hóa xã hội giữa người nghèo và người giàu, giữa thành thị và nông thôn, đang ngày càng trầm trọng. Điều đó đã khiến nhiều người trong giới trí thức Trung Quốc phải lên tiếng. Hai bài sau đây của các nhà báo Mỹ phản ánh tình hình đó, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng cho ta thấy một phần những cuộc tranh luận về đường lối xây dựng xã hội hiện nay ở Trung Quốc. Chúng tôi xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và liên hệ với tình hình nước ta, cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự.

Môt nhà máy ở Thẩm Dương phải đóng cửa từ năm 1997 vì không thích hợp với cơ chế kinh tế mới. Ảnh: Philippe Cohen và Lục Richard.

Lần đầu tiên, có lẽ một thập kỷ, Đại hội nhân dân, cơ quan lập pháp do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trong phiên họp hai tuần hàng năm đã tranh luận về ý thức hệ của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản mà nhiều người cho rằng đã bị sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc chôn vùi.

Sự tranh luận đã khiến chính phủ phải hoãn một dự án luật bênh vực quyền sở hữu, mong rằng sẽ được thông qua một cách hợp thể thức, nhưng gặp sự trổi dậỵ của nhóm nhà khoa học hướng xã hội chủ nghĩa và các cố vấn chính sách.

Các nhà tư tưởng phái tả cũ cho rằng việc tăng khoảng cách thu nhập và tăng sự bất ổn xã hội làm cho người ta nghi ngờ về những gì đã thấy trong sự theo đuổi tài sản tư nhân và sự phát triển do thị trường chỉ huy.

Gốc rễ của cuộc tranh luận là sự phê phán gay gắt luật quyền sở hữu đã được trình bày trên Internet mùa hạ qua. Cung Tiên Thiên, giáo sư của Đại học Luật Bắc Kinh buộc tội các chuyên gia luật pháp viết dự án đã sao chép luật dân sự tư bản một cách nô lệ và định bảo vệ xe hơi của nhà giàu và cái gậy của người ăn mày như nhau. Quan trọng nhất là ông phản đối việc luật không khẳng định rằng “sở hữu xã hội chủ nghĩa là bất khả xâm phạm”, một quan niệm pháp lý thiêng liêng của Trung Quốc.

Ai gạt bỏ sư công kích ấy như trở lại về một thời kỳ đã qua, coi nhẹ sự kêu gọi của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong nước lúc mà khoảng cách giữa giàu nghèo gia tăng lên, tham nhũng lan tràn, lao động bị lạm dụng, đất đai bị chiếm dụng, nhắc lại rằng Trung Quốc đang đi lạc khỏi ý thức hệ chính thống.

“Chính phủ chúng ta chỉ đi tới lúc có một sự đồng thuận mạnh mẽ”, Mao Thụ Long một chuyên gia về chính sách công của Trường Đại học nhân dân Bắc Kinh nói, “Hiện nay sự đồng thuận đã bị xói mòn và đã nẩy ra cuộc tranh luận về ý thức hệ không thấy trước đây”.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói với các đại biểu rằng: “Chia rẽ không phải là để rời khỏi sự tăng trưởng do thị trường chỉ huy. Trung Quốc phải giữ vững cải cách kinh tế.”

Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói: “Trung Quốc nói chung chọc vào các cam kết với WTO, cho phép hàng tỷ đô la đầu tư nước ngoài chảy vào khu vực tài chính được bảo vệ chặt”. Các nhà lập pháp nhấn mạnh dự án luật này được chuẩn bị 8 năm định pháp luật hóa một khái niệm đắt giá về quyền sở hữu để thêm vào Hiến pháp 2003, sẽ hoạt động sớm hay muộn, có lẽ với vài sửa đổi đáng kể.

Người bình luận chính trị nói: “Nhưng ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cố ý hay không cố ý, đã mời tranh luận, lúc họ công kích sự không công bằng tăng lên. Đây là một cố gắng chủ yếu của hệ thống tuyên truyền. Truyền thông Nhà nước bị lạm dụng với kêu gọi công bằng xã hội là tiêu điểm của chính sách, thay cho tăng trưởng nhanh và tạo sự giàu có trước kia”.

Từ lúc nắm quyền ông Hồ Cẩm Đào cũng tìm cách thiết lập quan điểm tả khuynh, tán dương chủ nghĩa Marx, khen ngợi Mao Trạch Đông và khuyến khích nghiên cứu để làm cho ý thức hệ xã hội chủ nghĩa thích hợp hơn với thời đại hiện nay.

Ông nói với các nhà lãnh đạo Đảng năm 2004 nên học Cuba và Bắc Triều Tiên về giữ trật tự chính trị. Và ông tỏ ra khác người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, người đã mời các doanh nhân tư nhân gia nhập Đảng Cộng sản và cho phép cán bộ làm giàu bằng sở hữu công trên lưng người nghèo.

Một cán bộ Đảng nói: “Hồ Cẩm Đào là một người thuộc phái trung dung không theo đuổi một chương trình nào. Ông không đẩy chúng tôi về phía tả để lập lại cân bằng, chỉ để cho phái già cơ hội mà họ không có nhiều năm.” Ông ta nói, nếu nêu rõ tên, ông sẽ bị phạt vì nói về chính sách của lãnh đạo.

Người phân tích nói, lãnh đạo sẽ cứng rắn hơn lúc theo đuổi các giải pháp thị trường cho các vấn đề cấp bách như cung cấp dịch vụ sức khoẻ cho nông thôn, chống tham nhũng, tăng sự tiếp xúc của nhân dân với giáo dục, và chấn chỉnh lại ngân hàng, bảo hiểm và các công ty an ninh.

Kế hoạch mới của Bắc Kinh đối với sự đau khổ của nông thôn là khẩu hiệu “xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa mới”, hứa sẽ hỗ trợ cho nông dân và nông thôn. Nhưng cũng áp dụng một vài hạn chế trong hoạt động kinh tế như không cho bán đất tư ở nông thôn để cho nông dân bị tước quyền về kinh tế, như một vài nhà kinh tế thị trường nói.

Chợ lao động ở Bắc Kinh, người từ nông thôn ra thành thị gọi là “dân công”. Ảnh: P.Cohen và L.Richard.

Ông Mao chuyên gia chính trị ở Đại học Nhân dân nói: “Theo tôi cho thị trường có vai trò rộng trong giáo dục và y tế là không thể được. Quyền sở hữu ruộng đất nông thôn quá tế nhị để nói bây giờ”.

Sự căng thẳng phản ánh lo lắng rằng sự tăng trưởng gẫy cổ, với gần 10% năm trên 20 năm đã làm cho Trung Quốc giàu hơn nhưng bẩn hơn theo tiêu chuẩn của chế độ một đảng, làm cho chính trị bấp bênh. Tham nhũng, ô nhiễm, chiếm dụng ruộng đất và định thuế và phí một cách cửa quyền là nguyên nhân gây nên sự bất ổn của xã hội. Bạo loạn thường xuyên xẩy ra ở nông thôn Trung Quốc. Theo thống kê của công an, hơn 200 vụ không ổn định xã hội xẩy ra hàng ngày trong năm 2004, phá cố gắng của Đảng về ổn định chính trị.

Nhiều chuyên gia phương Tây và một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng các vấn đề trên là do hệ thống chính trị toàn trị của Trung Quốc, và khó có thể thoát khỏi nếu nhân dân không được nói lớn hơn về việc họ bị cai trị như thế nào. Nhưng Đảng Cộng sản và các nhà khoa học cánh tả bác bỏ quan niệm này. Họ nói nỗi đau là do sự thiên quá mức về tư bản chủ nghĩa và sự không công bằng tăng lên, đòi hỏi Nhà nước phải tự đánh giá mình trong hoạt động kinh tế.

Theo Chương trình phát triển LHQ UNDP, khoảng cách về thu nhập bình quân của dân đô thị và nông thôn đã tăng lên 3,3 trên 1, cao hơn chỉ tiêu tương tự ở Mỹ và là một mức cao nhất trên thế giới. Theo cơ quan của Trung ương Đảng thì, nếu xu hướng hiện thời tiếp tục, chỉ số này sẽ tăng lên 4 vào năm 2020, theo các nhà kinh tế, là một mức có thể gây rối loạn xã hội. Sự lo sợ về chính trị ấy đã mở đường cho sự chỉ trích đi chệch hướng về chủ nghĩa tư bản. Sức mạnh của sự chống đối của phái tả đã mờ nhạt đi vào các năm 1990, sau khi Đặng Tiểu Bình gọi phát triển kinh tế là một “sự thật cứng rắn”, và sau đấy Giang Trạch Dân cho phép thảo luận về ý thức hệ trong phương hướng thay đổi.

Lưu Quốc Quang, một nhà kinh tế Macxit và là phó chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã mở ra một loạt ý kiến về không công bằng mùa hè trước, lúc ông phát biểu và được đưa lên Internet. Trong bài nói chuyện “Nếu cải cách tăng sự phân hóa thì cải cách thất bại”, ông nhấn mạnh tăng trưởng và phát triển nhưng kêu gọi vai trò quản lý kinh tế mạnh hơn của chính phủ.

Trong một phỏng vấn của báo Doanh nghiệp, ông Lưu nói: “Nếu anh thiết lập kinh tế thị trường ở một nơi như Trung Quốc, nơi mà môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, nếu anh không nhấn mạnh tinh thần XHCN vô tư và trách nhiệm xã hội thì kinh tế thị trường sẽ trở thành tự phát”.

Ông này được một số nhà khoa học, trong đó có ông Cung, người đã nhen nhóm tranh luận về luật sở hữu thúc đẩy một loạt bài và hội thảo ủng hộ.

Đóng góp cho sự phản ứng này là nhà kinh tế Hồng Kông Lang Hàm Bình, đã bêu riếu trên truyền hình cuộc đột kích của các nhà quản lý và đầu tư nước ngoài vào tài sản nhà nước.

Một quan chức cao cấp được khảo sát là ông Chu Tiểu Xuyên, thống đốc ngân hàng trung ương và là một người thúc đẩy kinh tế thị trường. Ông Chu thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực tài chính, giảm sự phụ thuộc của đồng tiền Trung Quốc vào đồng đô la Mỹ và lái ba ngân hàng nhà nước lớn nhất vào thị trường vốn ở nước ngoài.

Ông Chu bị một tờ báo Hồng Kông và một số báo ở Bắc Kinh chỉ trích là đã bán tài sản quý giá của Trung Quốc quá rẻ.

Kỷ Bảo Thành, chủ tịch Đại học Nhân dân Trung Quốc phê phán các thay đổi ngân hàng của ông Chu trong một phiên họp lập pháp tuần trước. Ông này dẫn danh mục thị trường vốn của Ngân hàng xây dựng Trung Quốc, đã cân đối bảng cân bằng bằng hàng tỷ nhân dân tệ của nhà nước.

Ông Kỷ nói chính phủ đã đánh giá cổ phần trong ngân hàng quá thấp, để bơm vốn vào và tố cáo các quan chức này đã hy sinh một cách mù quáng lợi ích của Trung Quốc và nhân dân.

Chính phủ bảo vệ danh mục thị trường vốn nước ngoài như một biện pháp để tăng vốn, thu hút chuyên gia ngoài vào hội đồng quản trị và các cơ quan chấp hành của các ngân hàng có vấn đề và đặt hệ thống tài chính vào tình trạng thả nổi.

Một vài nhà kinh tế thị trường, đã phất lên trong các năm 1990 và đầu thập niên này, đến nay đã chuyển sang thế bảo vệ, tố cáo sự phục hồi của phái tả là nguy hiểm.

Nhiều người chỉ trích chính quyền Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo chủ trương đầu tư nhỏ bằng tiền vay ngân hàng, xử lý một cách vụng về với sở hữu và thị trường vốn và giảm việc phát triển chính sách thị trường ở nông thôn.

Chu Nhuệ Tinh một nhà báo về hưu thuộc phái thị trường, đã trình bày cảm tưởng của mình trong một bài tiểu luận rằng: “Sự mở rộng khoảng cách giữa giàu và nghèo không phải là lỗi của cải cách thị trường. Đấy là kết quả tự nhiên của nó, không phải là tốt cũng không hẳn là xấu, nhưng có thể dự báo trước được”.

Ông nói phần nhiều sự than phiền dẫn đến không ổn định, như giá giáo dục và y tế cao, chiếm dụng ruộng đất, ô nhiễm và bảo hiểm xã hội thấp, là vấn đề của sự kém hiệu quả của chính phủ và tham nhũng, không phải là hậu quả của thị trường.

“Lúc quan chức nhà nước điều khiển thị trường cho quyền lợi của mình, họ thường làm chậm cải cách ở các nơi phải mở cửa”.

ĐTT sưu tầm và dịch

NEW YORK TIMES – 12- 3-2006