Bắc Kinh với các tháp kính và các bảng hiệu khổng lồ bằng nê ông giống như một thánh địa mới của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Nhưng đàng sau sự nói đối của không công bằng tăng lên và dịch vụ xã hội giảm xuống đã gây nên sự trỗi dậy của Phái tả mới.
Đây là một sự liên kết lỏng lẻo của các nhà khoa học, thách thức cải cách thị trường của Trung Quốc với một thông điệp đơn giản: Trong thế kỷ XX Trung quốc đã thất bại với chủ nghĩa cộng sản, thì cũng không thể tháo gỡ bằng chủ nghĩa tư bản tự phát của thế kỷ XIX.
Giáo sư văn học của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Vương Hối nói: “Trung Quốc bị kẹt giữa hai cực của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản và chịu đau khổ vì cái tệ nhất của cả hai chế độ. Sự tố cáo của ông trong tạp chí Độc thư (đọc sách) mà ông biên tập, là một phần đóng góp vào việc kích thích các nhà trí thức phái tả mới. “ Chúng ta phải tìm một con đường khác. Đấy là sứ mạng của thế hệ chúng ta”.
Sự mong ước lớn ấy không chống lại, các người tham gia Phái tả mới không đưa ra một hệ thống các chính sách khác. Một số là các người cứng rắn, ân hận về bạo lực của thời kỳ Mao, nhưng lại ca ngợi các sáng kiến kinh tế xã hội của thời kỳ tập thể hóa. Nhưng đa số các trí thức Phái tả mới là ôn hoà, công nhận các giáo điều cộng sản cũ là không đúng. Họ nói là muốn kìm các sự quá mức của cải cách thị trường, tạo ra các sự không công bằng đang lan rộng.
Trung Quốc đang là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới, nhưng cũng là một xã hội không công bằng nhất thế giới. Trong một nước mà nhân dân phải tiết kiệm nhiều tháng để mua một chiếc xe đạp Bồ Câu Bay, đường xá lại đầy các xe Audis và Buicks.
Nhưng trong số họ những người không may mắn bỏ lỡ các cơ hội do cải cách kinh tế đưa lại vẫn phải đạp chiếc xe đạp rỉ. Sự tiếp xúc miễn phí với giáo dục và y tế bị cắt bỏ, nhất là ở nông thôn, ruộng đất trước đây lấy của người giàu chia cho người nghèo, nay lại lấy của nông dân cho các nhà phát triển.
Vương nói đã đến lúc nhân dân hiểu rằng các vấn đề của Trung Quốc là kết quả của “chính sách và trị lý kém” chứ không phải đơn thuần là kết quả của cơ chế thị trường.
Thôi Chí Nguyên ở Đại học Thanh Hoa, nhà tư tưởng dẫn đầu của Phái tả mới, nói mấu chốt của vấn đề là “chính phủ tập trung vào việc giúp các nhà công nghiệp xuất khẩu hơn là nông nghiệp và phúc lợi nông thôn” ảnh hưởng đến nhiều người hơn.
Chi tiêu lớn nhất của ngân sách không phải cho giáo dục hay y tế, mà cho các nhà xuất khẩu. Như vậy chính phủ trả lại tiền cho các nhà xuất khẩu trong nước và đa quốc gia trong lúc lại cắt các chương trình phúc lợi.
Vương và Thôi nói nay các doanh nhân được gia nhập đảng cộng sản, liên kết nhà nước-doanh nghiệp cướp của cải đáng lẽ phải thuộc về công nhân Trung Quốc, qua việc cổ phần hóa và tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Họ thực hiện việc cải cách các xí nghiệp ấy như một quá trình tham nhũng, trong đó các nhà quản lý liên hệ với chính trị, kết hợp với công chức địa phương và ngân hàng, lột bỏ tài sản của doanh nghiệp không cần kế toán, tạo nên văn hóa cường quyền thắng công lý trong toàn quốc.
Theo lời hai ông Vương và Thôi thì không nghi ngờ gì nữa, phần lớn các doanh nghiệp sở hữu nhà nước đã làm mất các khoản tiền lớn hàng năm, cần phải thay đổi, đang kêu gọi một quá trình đổi mới thể chế cho phép doanh nghiệp cơ cấu lại mà không từ bỏ sở hữu và giao lại trách nhiệm cho công nhân.
Mức độ cách nói của Phái tả hòa hợp với chính phủ chứng tỏ chủ tịch Hồ Cẩm Đào và đội ngũ của ông ngầm ủng hộ Phái tả. Một phần động cơ của Hồ Cẩm Đào là làm mất uy tín của Giang Trạch Dân, người đã đưa đất nước vào con đường của lý thuyết Ba đại diện. Thuyết này đã được đưa vào Hiến pháp của Trung Quốc hiện đang bị phê phán là đã tạo nên sự không công bằng sâu rộng của đất nước.
Một báo cáo của Diễn đàn quyền lực của Lưu Hiểu Bảo cho biết một nghiên cứu không công bố của Trung Quốc cho thấy 20.000 người giàu nhất chỉ có 5% tài sản là do sức mình làm ra. Hơn 90% là do quan hệ với quan chức cao cấp của chính phủ và Đảng Cộng sản.
Theo báo cáo của chính phủ, sự lợi dụng quyền lực và tham nhũng đã dẫn đến 50.000 vụ chống đối trong nước năm 2003, nhiều hơn thập kỷ trước 7 lần.
Trần Tân, giáo sư xã hội học, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và là một người thuộc Phái tả mới nói rằng Hồ cho rằng ông ta có thể sửa chữa lại sự mất cân bằng tạo ra trong thời kỳ của Giang vì dân chủ sẽ làm cân đối các cực bằng cách loại bỏ ra khỏi chính quyền một đảng hay một chủ tịch đi quá xa, “trong chế độ một đảng, đảng phải có cơ chế tự sửa chữa, nếu không sẽ mất tiếp xúc với dân”.
Phê phán Phái tả, giáo sư Thạch Ấn Hồng, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ của Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói, nhóm này chưa đưa ra được một cách làm khác của hệ thống kinh tế toàn cầu.
Ông Vương công nhận tiêu điểm mới của Phái tả mới là phê phán tích cực, nhưng khung kinh tế mới chưa tạo ra được. Quan trọng nhất là Phái tả đã kêu gọi thực hiện Tam nông: nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
Ông Thôi nói tập trung vào ba vấn đề này Trung Quốc hy vọng rằng sẽ chuyển đổi từ nền kinh tế do nước ngoài đầu tư sang một sự tăng trưởng do đầu tư trong nước quyết định, làm tăng lương và mức sống.
Ông Trần cho rằng quan tâm của Phái tả mới “không phải là chính trị mà là phúc lợi xã hội. Chúng tôi chỉ khuyếch đại cái mà chúng tôi thấy. Hy vọng rằng sẽ giúp và hướng dẫn chính phủ”.
Vì chính phủ Trung Quốc chống lại tất cả các tổ chức không được cho phép, nên ông Vương nói, “Chúng tôi không phải là một nhóm… chỉ là một số người đồng tình với nhau về một lòng tin giống nhau”.
Ông thêm rằng, “Ngay cả tên Phái tả mới cũng không phải của chúng tôi. Danh hiệu này được dùng đầu tiên để làm mất tín nhiệm đối với chúng tôi, mô tả chúng tôi như các nhà xã hội chủ nghĩa già. Nhưng tôi không coi trọng vấn đề này. Lúc cái gì mới xẩy ra là mới, dân chúng gọi nó bằng một danh hiệu cũ là bình thường”.
Nếu ông Vương rộng lượng với những người gọi họ như vậy, một phần vì danh hiệu “tả” có lợi cho các nhà trí thức.
Maria Trương, sinh viên 24 tuổi của Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh nói, “Tôi đã đọc nhiều bài của Phái tả mới, chúng làm tôi thấy rất ấm áp, vì chúng làm tôi nhớ lại những giá trị mà cha mẹ tôi nói với tôi. Tôi cảm thấy Trung Quốc đã đánh mất những cái gì của mình lúc quá theo lối sống của phương Tây. Chúng ta đã xa rời quá khứ và những giá trị chính của ta”. Với tình cảm tăng lên như vậy, ông Hồ Diệu Bang đã có các quyết định khác nhau ở Bắc Kinh. Chính phủ của ông nói sẽ nhìn xa hơn tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề như suy thoái môi trường, không công bằng giữa các vùng và không có việc làm.
Lã Xá Trung, một cán bộ xã 55 tuổi ở tỉnh Hà Nam, đã đấu tranh với chính quyền địa phương 6 năm vì không được trả bồi thường, sau khi cả làng đã di rời để nhường chỗ cho đập lớn Tiêu Lang trên sông Hoàng Hà, gạt bỏ cách nói dùng lời để xoa dịu những người cứng đầu. Nhưng ông Trần nói rằng, cách nói thuyết phục là bước đầu để dẫn đến thay đổi ở Trung Quốc. ”Đấy là cách làm của người Trung Quốc”.
ĐTT sưu tầm và dịch
Báo San Francisco Chronicle
19 tháng 6-2005